top of page

Phần 2: Boutique Fitness có phải là đối thủ của CLB Fitness truyền thống?




3. Những thương hiệu boutique fitness thành công, họ là ai?

Mặc dù không có một thời điểm chính xác cho sự ra đời của boutique fitness, nhưng có thể thấy một vài thương hiệu boutique đã được thành lập từ đầu những năm 2000 và phát triển mạnh mẽ tới nay. Ngoài ra phải kể đến nhiều "tân binh" trong vòng 10 năm trở lại đây. Những thương hiệu boutique fitness đi đầu đã tạo ra một concept kinh doanh và văn hoá fitness rất riêng biệt. Phải kể đến Crossfit, thành lập năm 2000 ở Boston với những chương trình tập luyện cường độ cao cho vận động viên; SoulCycle, thành lập năm 2006 ở NewYork với các lớp đạp xe tiêu hao calories và trải nghiệm âm nhạc độc đáo; Cuối cùng là Orange Theory, thành lập năm 2010 ở Miami với các lớp tập theo vòng tròn. Điểm độc đáo là Orange Theory khiến hội viên cảm nhận được tính cạnh tranh cao hơn thông qua việc đưa nhịp tim của hội viên trực tiếp lên màn hình. Ngoài ra còn có các model kinh doanh khác như Barry's Bootcamp, CorePower Yoga và Pure Barre (lớp tập lấy cảm hứng từ Ballet).

Crossfit đến nay đã tăng tưởng lên 11,000 chi nhánh trên toàn thế giới, doanh thu 100 triệu đôla hàng năm cho công ty mẹ (Crossfit có doanh thu nhờ việc bán bằng chứng nhận cho các HLV muốn mở chi nhánh nhượng quyền). SoulCycle đã bán cổ phần của mình cho Equinox vào năm 2011, và tăng trưởng doanh thu lên 112 triệu đôla hàng năm. OrangeTheory đến nay đã có 625 đại lý nhượng quyền, và nhận vốn góp từ Roark Capital, quỹ đã hỗ trợ Anytime Fitness vào năm 2014.


4. Tại sao boutique fitness lại lan truyền mạnh mẽ như vậy?

Địa điểm thuận tiện, gần nhà là một trong những yếu tố quyết định trong việc lựa chọn phòng tập của nhiều người. Với quy mô hợp lý, phòng tập boutique có thể xuất hiện ở mọi ngóc ngách, đường phố, và vì thế mô hình này rất dễ để nhân rộng.

Các trung tâm Boutique Fitness phát triển chủ yếu nhờ chiếm lĩnh thị trường ngách, tập trung phục vụ những nhu cầu chuyên sâu và trải nghiệm chuyên biệt hơn. Các thương hiẹu này đều hướng tới phần lớn đối tượng khách hàng trẻ, những người đòi hỏi sự tiện lợi, linh hoạt và sự gắn kết cộng đồng. Trong khi các CLB fitness lớn chủ yếu dựa vào mô hình kinh doanh thẻ hội viên, thì các boutique fitness dựa trên việc bán vé tập lớp và thẻ hội viên chỉ là một lựa chọn cho khách hàng cao cấp.


5. Liệu các CLB Fitness lớn có cần lo lắng?

Các trung tâm Boutique Fitness phát triển chủ yếu nhờ chiếm lĩnh thị trường ngách, tập trung phục vụ những nhu cầu chuyên sâu và trải nghiệm chuyên biệt hơn. Các thương hiẹu này đều hướng tới phần lớn đối tượng khách hàng trẻ, những người đòi hỏi sự tiện lợi, linh hoạt và sự gắn kết cộng đồng. Trong khi các CLB fitness lớn chủ yếu dựa vào mô hình kinh doanh thẻ hội viên, thì các boutique fitness dựa trên việc bán vé tập lớp và thẻ hội viên chỉ là một lựa chọn cho khách hàng cao cấp.

Các phòng tập Boutique hấp dẫn những khách hàng vốn yêu thích và coi tập luyện là nhịp sống hàng ngày. Khác với những người chỉ đi tập sau việc hạ quyết tâm đầu năm mới và bỏ tập vài tháng sau đó, các khách hàng của boutique fitness tập luyện đều đặn gấp nhiều lần và gắn bó với nhịp sinh hoạt đó. Nghiên cứu thị trường còn chỉ ra rằng một phần lớn trong số họ có nhiều thẻ tập một lúc.

Các CLB thể thao lớn cũng đang chuyển mình để thích nghi với nhu cầu của thị trường và đối thủ cạnh tranh mới là các phòng tập boutique. Một xu hướng mới là họ cho triển khai mô hình gym trong gym. Ví dụ, hệ thống World Gym với 200 CLB sẽ triển khai các RedCon với nhiều lớp tập cường độ cao tương tự mô hình của Orange Theory.

Giống như World Gym, nhiều CLB khác cũng đang thích nghi để thoả mãn đối tượng hội viên trẻ nhằm gia tăng cơ hội bán hàng. 24 Hour Fitness vừa ra mắt TC24 chỉ với 5$ phí thêm vào thẻ hội viên. Equinox thì chọn một hướng đi hơi khác một chút, là ra mắt thương hiệu mới là Blink Fitness, một mô hình chi phí thấp để phục vụ đối tượng tương tự như Planet Fitness.

Tốc độ phát triển ấn tượng của các thương hiệu phòng tập boutique chính là một bài học đáng giá cho các công ty start-up và còn non trẻ: hãy chiếm lĩnh các thị trường ngách. Mang đến những trải nghiệm độc đáo, nuôi dưỡng quan hệ gắn bó với khách hàng, gây dựng tình yêu thương hiệu và nền khách hàng trung thành; chính là những gì mà mô hình này đáng để chúng ta học hỏi.


Nguồn:

https://mindbody.io/

lifefitness.com



164 views0 comments
bottom of page