Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng bệnh cơ xương khớp. Vì thế, người mắc căn bệnh này thường được khuyến khích luyện tập các bài tập thể dục phù hợp, vừa sức. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập gym hay không, và tập gì cho đúng? Blog của nhà Gym ngày hôm nay sẽ giúp các bạn biết rõ hơn nhé.
1. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Đĩa đệm có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống. Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.
2. Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:
Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
Do tuổi tác là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ bị tổn thương
Do chấn thương ở vùng lưng
Các bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo cột sống, thoái hóa cột sống...
Yếu tố di truyền.
Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:
Cân nặng của cơ thể: Cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng.
Nghề nghiệp: Các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
Việc tập luyện thể thao thường xuyên rất tốt cho sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Với những người đã được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thì việc tập luyện cần chú ý, bệnh nhân cần đúng cách, vừa sức mình và tránh tuyệt đối các bài tập làm gia tăng áp lực đối với cột sống để phòng ngừa những tổn thương nặng hơn cho vùng cột sống.
3. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên tập gym không?
Đây là tình trạng đĩa đệm bị bào mòn, lệch ra khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến sự chèn ép lên các rễ thần kinh, gây đau nhức dữ dội. Bởi đây là bệnh lý xương khớp nguy hiểm nên bất kỳ sự vận động nào đều có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
Vì thế, nhiều khách hàng thắc mắc không biết “liệu mắc bệnh thoát vị có tập gym được không?” Bởi khá nhiều người lầm tưởng tập gym sẽ khiến hệ xương khớp hoạt động quá sức, dẫn đến những chấn thương, gia tăng các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tập gym mang lại nhiều lợi ích cho người bị thoát vị. Cụ thể:
Giúp các khớp xương cử động linh hoạt hơn, cơ thể người bệnh năng động hơn, không bị đình trệ.
Củng cố hệ thống cơ xương khớp, giúp cơ thể khỏe mạnh, chắc chắn hơn.
Thư giãn tâm trí, giải tỏa căng thẳng, góp phần xây dựng tinh thần thoải mái trong quá trình điều trị bệnh.
Tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ máu tuần hoàn đến các khu vực bị thương nhanh hơn, giúp người bệnh giảm đau nhức.
Tập gym yêu cầu người bệnh có chế độ ăn phù hợp với bài tập. Điều này góp phần giúp người bệnh ăn uống lành mạnh, khoa học hơn, kiểm soát được cân nặng.
4. Người bị thoát vị nên tập gym bao nhiêu là đủ.
Như đã đề cập ở trên, tập gym làm tăng khả năng hồi phục bệnh. Vì thế nhiều khách hàng đã liên tục luyện tập ngày đêm nhằm rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, đây là một hành động hoàn toàn sai lầm, không những không cải thiện tình trạng bệnh mà còn làm gia tăng các triệu chứng, thậm chí dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng khác. Bạn nên luyện tập ở mức độ vừa phải, theo đúng liệu trình từ các huấn luyện viên. Cụ thể, người bệnh tập với cường độ như thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Nếu người bệnh vừa mới bắt đầu chương trình rèn luyện, bạn chỉ nên tập trong vòng nửa tiếng đến 1 tiếng. Khi cơ thể dần thích ứng với các bài tập, làm quen với các cử động, người bệnh có thể tăng cường độ lên 2-3 tiếng mỗi lần tập.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn bài tập cũng rất quan trọng. Người bệnh thoát vị đĩa đệm tập gym không nên chọn những bài tập có nhiều động tác lưng, nâng hạ người sẽ gây áp lực lên cột sống thắt lưng.
Ngoài ra, các động tác gập bụng, ngả người về phía trước, xoay người, vặn lưng,.. cũng nên hạn chế trong chương trình luyện tập. Nó có thể làm gia tăng áp lực lên rễ thần kinh, thậm chí dẫn đến nguy cơ bị gãy xương.
Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp bệnh nhân bỏ qua lời hướng dẫn từ các huấn luyện viên nên đã tập luyện sai tư thế, dẫn đến biến chứng bại liệt toàn thân.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có nhìn nhận đúng hơn về việc luyện tập, đồng thời biết cách áp dụng để rút ngắn thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm của mình.
Về GymHaus: GymHaus Boutique Fitness là hệ thống phòng tập HLV cá nhân cao cấp được thành lập từ năm 2018 bởi founder Lê Hằng. Với nền tảng chương trình từ Hiệp hội Khoa học thể thao quốc tế ISSA, chúng tôi đi đầu về các gói tập PT 1 kèm 1 cho người chơi thể thao (golf, bóng rổ, chạy bộ…), người bị sai lệch tư thế, bệnh cột sống và tăng cơ giảm mỡ. Với châm ngôn: “Đi tập phải vui”, GymHaus cam kết mang tới bạn dịch vụ tận tâm, thân thiện và chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam.
............................................................
Hotline: 0896655096
Website: GymHausvietnam.com
Address:
Số 5 Ngõ Thi Sách (gần Phố Lê Văn Hưu), quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Số 123G Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Instagram @gymhausvn
Youtube: http://bit.ly/gymhausyoutube
Comments