Chạy bộ là bài tập thể dục được nhiều người lựa chọn bởi tính đơn giản, rèn luyện sức bền cao, đốt cháy calo tốt. Tuy nhiên rất nhiều người bị tình trạng đau lưng khi chạy bộ làm ảnh hưởng tới quá trình tập luyện, vận động của bản thân. Vậy vì sao chạy bộ bị đau lưng? Và nên khắc phục thế nào? Hãy cùng blog nhà Gym tìm hiểu kỹ hơn nhé.
1. Triệu chứng của chạy bộ bị đau lưng Đau lưng do chạy bộ có nhiều biểu hiện khác nhau. Thông thường bạn sẽ bị đau lưng sau khi ngừng chạy bộ, hoặc xuất hiện đau sau khi ngưng chạy bộ khoảng 2 tới 3 ngày. Cũng có người bị đau lưng trong quá trình chạy. Sau khi nghỉ ngơi ngừng chạy sẽ hết. Tình trạng này lặp lại sau khi tiếp tục chạy.
Có 3 loại đau lưng phổ biến, bao gồm: bị đau lưng liên quan đến cơ, đau lưng liên quan đến xương và đau thắt lưng thấp. Trong đó, đau thắt lưng thấp là loại đau lưng gặp phải nhiều nhất khi chạy bộ.
Co thắt lưng thường là kết quả do bạn từng bị chấn thương trước đó, bị viêm hoặc yếu cơ trong vùng. Nếu một cơ khỏe và cơ đối lập bị yếu cũng sẽ gây ra sự mất cân bằng và có thể ảnh hưởng đến tư thế khi chạy.
2. Vì sao bạn chạy bộ lại bị đau lưng? Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau lưng khi chạy bộ. Bạn cần tìm hiểu kỹ và xác định chính xác cơn đau đến từ đâu hoặc do vấn đề gì, bởi có thể không chỉ do 1 nguyên nhân mà còn do nhiều lý do cộng hưởng khác nữa làm xuất hiện cơn đau khi chạy bộ.
2.1 Nguyên nhân khách quan
Do bạn mang vác đồ quá nặng, khiến vùng lưng bị tổn thương trước đó nên khi chạy bộ đau lưng.
Do bạn không khởi động qua trước khi chạy hoặc quá trình khởi động không đúng, không khoa học khiến cho vùng lưng bị ảnh hưởng và bị đau sau khi chạy bộ.
Đường chạy không bằng phẳng. Bạn chạy bộ ở địa hình nào cũng có thể ảnh hưởng đến vùng lưng, nhất là cột sống. Nếu đường chạy gồ ghề, dốc lớn sẽ gây ra áp lực tạo ra dồn xuống vùng lưng nhiều hơn làm phát sinh ra các cơn đau.
Đau lưng khi chạy bộ cũng có thể là kết quả do sự mất cân bằng của bàn chân bao gồm ở vòm chân cao hoặc thấp khiến bàn chân bị nghiêng về phía sau hoặc nằm ngửa. Khi điều này xảy ra, mắt cá chân, đầu gối và lưng dưới sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa chân để được phân tích dáng đi, từ đó giúp loại trừ các vấn đề về chân.
Không đi giày chuyên dụng hoặc giày đế cứng làm cho trọng lực cơ thể dồn về phía trước, đốt sống lưng L4 và L5 dễ bị trượt ra trước, gây chèn ép mạch máu và thần kinh.
Chạy bộ quá sức: Mức độ vận động vượt nhanh so với ngưỡng chịu đựng của cơ thể cũng khiến gây ra tình trạng đau lưng.
2.2 Nguyên nhân chủ quan
Đôi khi bạn chạy bộ bị đau lưng có thể đang bị mắc một số bệnh lý không hẳn đến từ vùng lưng mà có thể xuất phát vùng khác.
Nếu bạn bị mắc các chứng bệnh liên quan tới vùng lưng như cơ, xương, cột sống, đĩa đệm thì rất dễ bị đau khi vận động. Theo các nghiên cứu, đau lưng khi chạy bộ còn có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe bao gồm:
Bị thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm
Khi có tuổi, các đĩa đệm cột sống sẽ dần bị hao mòn, hoạt động không còn trơn tru dẫn đến thoái hóa đĩa đệm.
Khi chạy hay vận động quá mức có thể tạo ra áp lực đĩa đệm ở lưng. Khi bị thoái hóa vùng đĩa đệm hoặc thoát vị sẽ gây chứng đau thắt lưng. Bạn cần đến gặp bác sĩ, thực hiện việc chụp chiếu để đánh giá tình hình cũng như mức độ tổn thương ở vùng thắt lưng để có hướng xử lý kịp thời.
Bong gân, căng cơ
Hoạt động thể chất quá mức có thể khiến cơ và dây chằng ở lưng dưới bị kéo căng quá mức hoặc gây rách. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng bị đau, cứng và thậm chí co thắt cơ làm ảnh hưởng đến vùng lưng làm đau. Trong đó, chạy bộ bị đau lưng là biểu hiện điển hình cho tình trạng này.
Vì vậy, khi bị bong gân hay căng cơ bạn cần hạn chế hoạt động thể chất trong một vài ngày, sau đó từ từ bắt đầu tập nhẹ nhàng trở lại sau 2 đến 3 tuần. Chườm đá trong vòng 48 đến 72 giờ đầu, sau đó chuyển sang chườm nóng sẽ giúp giảm bớt cơn đau. Ngoài ra, cần tránh các hoạt động phải xoay lưng hoặc nâng vật nặng trong 6 tuần sau khi bị đau.
Bệnh lý rễ dây thần kinh
Đây là tình trạng thường xảy ra ở người lớn tuổi. nguyên nhân gây ra bị rễ dây thần kinh bởi sự chèn ép, viêm hoặc tổn thương đối với rễ thần kinh tại cột sống. Khi chạy bộ sẽ tạo ra áp lực lên rễ thần kinh dẫn đến triệu chứng đau, tê hoặc cảm giác ngứa ran di chuyển hoặc lan tỏa ra các khu vực khác của cơ thể khiến khó chịu, đau đớn. Bệnh lý rễ dây thần kinh có thể xảy ra khi bị hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm hoặc vỡ đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh.
3. Làm thế nào để khắc phục tình trạng đau lưng khi chạy bộ?
Bạn cần biết nguyên nhân khiến bị đau lưng khi chạy bộ, từ đó mới tìm hướng xử lý, khắc phục vấn đề này. Nếu nguyên nhân do bạn đang mắc các bệnh lý liên quan tới xương, cơ, đĩa đệm, bạn cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Còn nếu nguyên nhân khách quan gây ra đau lưng khi chạy bộ, bạn chỉ cần:
Hạn chế mang vác đồ nặng
Khởi động tay, chân kỹ và đúng cách
Chạy bộ trên địa hình bằng phẳng
Lựa chọn giày chuyên dụng, êm khi chạy
Bổ sung các sản phẩm, chất cần thiết để xương chắc khỏe
Chạy bộ nhẹ nhàng, tùy theo sức khỏe bản thân,
Không chạy quá sức.
Tập gym để bổ trợ cho chạy bộ
Bạn có thể tới 3 cơ sở của GymHaus Boutique Fitness tại Hà Nội và TP.HCM để tham khảo, tư vấn các bài tập bổ trợ cho dân chạy bộ. GymHaus có các gói tập bổ trợ trước ngày chạy cho các vđv. Liên hệ GymHaus trên fanpage hoặc gọi hotline 0896655096 để biết thêm chi tiết nhé.
Về GymHaus: Từ năm 2018 tới nay, team Nhà GYM cùng founder Lê Hằng không ngừng đổi mới để mang đến trải nghiệm tập luyện hạnh phúc và tuyệt vời cho hội viên. Tập phải đúng, chuẩn khoa học, hiệu quả nhưng cũng phải vui nữa. Thế mạnh của GymHaus là các gói tập sửa tư thế (gù, võng lưng, lệch cột sống) và tăng cơ giảm mỡ; và đặc biệt là đội ngũ PT vui tính, văn minh và siêu chất.
Hotline: 0896655096
Website: GymHausvietnam.com
Address:
CS1: Số 5 Ngõ Thi Sách (gần Phố Lê Văn Hưu), quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
CS2: Số 123G Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
CS3: Masteri Thảo Điền Block T5, P. Thảo Điền, TP Thủ Đức.
Instagram @gymhausvn
Youtube: http://bit.ly/gymhausyoutube
Comments