Tăng huyết áp hay còn gọi là bệnh huyết áp cao là căn bệnh rất thường gặp ở người già, người béo phì, thừa cân, người bị bệnh tiểu đường, mỡ máu cao. Cũng có trường hợp bị tăng huyết áp do di truyền. Vậy tăng huyết áp có triệu chứng gì, cách chữa thế nào?
Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, người bị cao huyết áp có nên tập gym? Blog này của nhà Gym ngày hôm nay sẽ giải đáp các thắc mắc về chuyên mục này cho bạn đọc. Hãy cùng xem và share nếu bạn thấy có ích nhé.
Triệu chứng của huyết áp cao
Bệnh tăng huyết áp có một số dấu hiệu thường gặp. Tuy nhiên, ở mỗi bệnh nhân có thể có một triệu chứng bệnh khác nhau. Cần căn cứ vào các triệu chứng này để có cách điều trị huyết áp cao hiệu quả với từng người. Cũng có rất nhiều trường hợp người bị cao huyết áp không có biểu hiện gì ra bên ngoài nên thường rất chủ quan, Chỉ đến khi bệnh khá nặng dẫn đến đột quỵ hoặc khó thở rồi mới biết. Vì vậy, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh cần đi khám đều đặn theo định kỳ.
Dưới đây là một số triệu chứng cao huyết áp phổ biến:
+ Đau đầu dữ dội
+ Mệt mỏi
+ Hoa mắt chóng mặt
+ Nôn ói
+ Có vấn đề về thị giác
+ Đau ngực
+ Các vấn đề về hô hấp
+ Đi tiểu có lẫn máu
+ Tê cứng các chi: Khi thường xuyên thấy bị tê chân tay rất có thể là biểu hiện của bệnh đột quỵ do huyết áp tăng. Huyết áp tăng cao liên tục không được kiểm soát là lý do dẫn đến sự tê liệt của các dây thần kinh trong cơ thể.
Những yếu tố nào gây tăng huyết áp
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp đưa ra cách trị bệnh cao huyết áp hiệu quả nhất. Các yếu tố gây bệnh bao gồm:
+ Do uống nhiều bia rượu, các chất có cồn. Hút thuốc lá, các chất kích thích…
+ Do béo phì, thừa cân.
+ Không tập luyện thể dục thể thao, công việc phải ngồi một chỗ lâu, ít vận động.
+ Ăn mặn, ăn nhiều muối.
+ Thiếu hấp thu calci, kali, magiê.
+ Cơ thể bị thiếu hụt vitamin D.
+ Thường xuyên căng thẳng, công việc nhiều áp lực.
+ Khi tuổi cao sẽ tăng nguy cơ cao huyết áp.
+ Do di truyền: khi gia đình có người bị tăng huyết áp thì những người khác cũng có khả năng mắc bệnh này cao hơn.
Cách điều trị bệnh cao huyết áp
Mục tiêu của cách trị huyết áp cao là giữ mức huyết áp của người bệnh dưới 140/90 mmHg. Nếu người bệnh vừa bị huyết áp tăng đồng thời mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mạn tính, việc điều trị cần đạt mục tiêu giữ huyết áp dưới 130/80 mmHg. Vậy khi huyết áp lên cao ngoài việc sử dụng thuốc như bác sĩ kê đơn, bạn còn có thể chữa bằng cách vận động thể dục, thể thao hàng ngày.
Tập gym và cao huyết áp
Để góp phần kiểm soát, điều trị bệnh huyết áp cao, bệnh nhân nên thay đổi chế độ sinh hoạt, hình thành những thói quen lành mạnh. Chúng ta hãy dành thời gian để rèn luyện thể dục thể thao. Thực sự, việc rèn luyện thể dục rất đơn giản, dễ thực hiện mà đem lại hiệu quả bất ngờ. Các bài tập nhẹ nhàng vừa tốt cho tim mạch, vừa giữ cơ thể cân đối, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
Cao huyết áp có nên tập gym?
Người có nguy cơ hoặc bị cao huyết áp thường được khuyến khích thường xuyên rèn luyện thân thể. Tập gym hay tập thể dục trở thành một thói quen sẽ giúp giảm huyết áp, cũng như duy trì sự ổn định của huyết áp. Bên cạnh đó, tập gym cũng giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng và sự dẻo dai, đồng thời cũng là một cách tốt để giảm bớt căng thẳng và giúp tinh thần tốt hơn. Nhưng người bệnh cũng cần tham khảo những góp ý của bác sĩ để việc tập gym hiệu quả hơn. Tuy rằng là môn thể thao được khuyến khích vời người bệnh tăng huyết áp nhưng tập gym không có nghĩa là phải bỏ thuốc điều trị huyết áp, bạn vẫn cần duy trì theo đúng sự chỉ định của các bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, hạ huyết áp bằng cách tập thể dục cần có thời gian và cần phải duy trì bền vững thành thói quen.
Bài tập cho người cao huyết áp?
Có 3 bài tập cơ bản dành cho người mắc bệnh cao huyết áp như sau:
Những bài tập thể dục cho tim mạch hoặc aerobic có thể giúp giảm huyết áp và làm cho trái tim khỏe mạnh hơn. Ví dụ như đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, đạp xe, trượt băng, chèo thuyền, thể dục nhịp điệu cao hoặc thấp, bơi lội và thể dục nhịp điệu dưới nước.
Những bài tập cho cơ bắp giúp bạn đốt cháy nhiều năng lượng hơn. Đồng thời, nó cũng tốt cho khớp và xương của cơ thể.
Những bài tập duỗi thẳng hoặc kéo dài cơ thể làm cho tăng độ linh hoạt hơn, giúp di chuyển tốt hơn và giúp ngăn ngừa chấn thương.
Những lưu ý khi tập gym cho người cao huyết áp
Người mắc bệnh cao huyết áp nên có hoạt động vừa phải như đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày một tuần. Nếu hạn chế thời gian cần bổ sung các hoạt động mạnh hơn như chạy bộ trong 20 phút/ngày, 3 đến 4 ngày một tuần. Trước khi tập gym đầu tiên phải khởi động, khoảng từ 5 đến 10 phút giúp cơ thể thích nghi và giúp ngăn ngừa chấn thương. Cuối cùng, khi tập thể dục xong, không nên dừng lại đột ngột, cần thao tác từ từ, điều này đặc biệt quan trọng đối với người bị huyết áp cao. Khi tập thể dục, hãy chú ý cảm giác cơ thể. Việc thở mạnh và đổ mồ hôi cũng là điều bình thường và tim cũng đập nhanh hơn, khi bạn tập thể dục nhịp điệu. Nhưng nếu cảm thấy rất khó thở, hoặc nếu bạn cảm thấy tim đập quá nhanh hoặc không đều, hãy chậm lại khi nghỉ ngơi. Bạn cũng nên ngừng tập thể dục nếu bạn cảm thấy đau ngực, mệt, chóng mặt, hoặc khó thở, đau ở cổ, cánh tay, hàm hoặc vai. Bất cứ ai dùng thuốc điều trị tăng huyết áp muốn cố gắng kiểm soát huyết áp bằng cách tập thể dục nên cần có sự tư vấn của bác sĩ để thể lên kế hoạch tập luyện đúng cách và hiệu quả, đặc biệt là ở các đối tượng:
Đàn ông lớn hơn 45 tuổi hoặc một phụ nữ lớn hơn 55 tuổi.
Hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc trong sáu tháng qua.
Thừa cân béo phì.
Có bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi.
Cholesterol cao hoặc huyết áp cao.
Đau tim.
Có tiền sử gia đình về các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim trước 55 tuổi ở nam và 65 tuổi ở nữ.
Đau hoặc khó chịu ở ngực, hàm, cổ hoặc cánh tay trong khi hoạt động.
Chóng mặt khi cố gắng vận động.
Có sức khỏe tốt hay không tập thể dục thường xuyên.
Đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Ngừng tập thể dục và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trong khi tập thể dục, bao gồm:
Đau ngực, cổ, hàm hoặc đau cánh tay
Chóng mặt hoặc ngất xỉu
Khó thở nặng
Nhịp tim không đều
Tập thể dục, tập gym đều rất tốt cho sức khỏe và kiểm soát huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên trong một số trường hợp người mắc bệnh cao huyết áp chỉ nên rèn luyện các môn thể thao vừa sức, khi có các triệu chứng bệnh nguy hiểm cần ngừng luyện tập và thực hiện theo đúng chỉ định, khuyến cáo và tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Về GymHaus: GymHaus Boutique Fitness là phòng tập HLV cá nhân ĐỘC ĐÁO và CHẤT nhất tại Hà Nội. Chúng tôi có các gói tập giảm mỡ, tăng cơ, cải thiện tư thế và bổ trợ thể thao với chương trình tập dựa trên nền tảng của hiệp hội khoa học thể thao quốc tế ISSA.
ĐỂ ĐƯỢC TẶNG NGAY 1 BUỔI TƯ VẤN VÀ TẬP THỬ 30 phút MIỄN PHÍ
- Điền thông tin tại Link https://www.gymhausvietnam.com/contact-us để đặt hẹn tư vấn và tập thử với GymHaus.
- Hoặc inbox/comment ngay bên dưới để ad hỗ trợ bạn chu đáo.
ĐĂNG KÝ NGAY! SỐ LƯỢNG BUỔI TƯ VẤN & TẬP THỬ ƯU ĐÃI CÓ HẠN để đảm bảo chất lượng dịch vụ.
-------------------------------------------
Hotline: 0896655096
Website: GymHausvietnam.com
Address:
Số 5 Ngõ Thi Sách (gần Phố Lê Văn Hưu), quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Số 123G Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Instagram @gymhausvn
Youtube http://bit.ly/gymhausyoutube
Comments